Trên phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, câu tục ngữ: “Ăn không nên đọi nói không nên lời” đã được giải thích như sau:
Con người thường sử dụng câu “ăn không nên đọi, nói không nên lời” để chỉ việc giao tiếp vụng về, hành sự thiếu chín chắn. “Lời” thì hẳn ai cũng biết, vậy còn “đọi” có nghĩa là gì?
Để làm cho rõ việc này, trước hết ta cần xét cấu trúc của câu thành ngữ. Ở đây, “lời” đi với “nói”, “đọi” đi với “ăn”. Như vậy, ắt hẳn “đọi” phải là một thứ gì đấy luôn đi chung với việc ăn uống thường ngày. Thật vậy, “đọi” là một phương ngữ miền Trung, được sử dụng nhiều ở Nghệ An và Hà Tĩnh, có nghĩa là “bát, chén, đồ đựng bằng đất nung” (Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ). Hội Khai Trí Tiến Đức cũng xác nhận: “đọi: cái bát”.
Câu thành ngữ trên đã biểu thị được tương quan giữa “ăn” và “nói”. Ở đời, chúng ta ăn bằng bát, nói bằng lời. Theo nhà văn Trần Ngọc Lân, trong cuộc sống thường nhật, đôi lúc chúng ta gặp phải một người khi ăn uống theo kiểu bơ bải không ra bữa, tay cầm cái bát không ra đầy ra vơi…còn nói năng thì lí nhí, nhát gừng…làm cho người nghe phức tạp, đấy là người “Ẳn không được đọi, nói chẳng nên lời” .
Tóm lại, “đọi” trong “ăn không nên đọi, nói không được lời” nghĩa là cái bát, cái chén. Thành ngữ trên vốn chỉ những người vụng về trong hoạt động, sinh hoạt hằng ngày, sau mở rộng ra để thể hiện sự chê bai, châm biếm những người không biết cách đối nhân xử thế.
Ăn không đọi nói không nên lời thuộc phương châm gì?
Ăn không nên đọi nói không nên lời là câu thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại là Phương châm lịch sự.
Ăn không nên đọi, nói không nên lời là câu thành ngữ chỉ sự vụng về trong việc giao tiếp, không biết cách ứng xử sao cho đẹp và ổn. Ăn không nên đọi, nói không được lời có nghĩa là vụng,dại,ngốc nghếch,không biết giao tiếp, xử sự. (theo https://hocmay.vn/doi-la-gi/)
PHẦN LUẬN BÀN
Trên là góp nhặt trên mạng, cho thấy:
a/. Từ “đọi”, đã được giải thích là: có nghĩa là “bát, chén, đồ đựng bằng đất nung”,
b/. Câu thành ngữ trên đã biểu thị được tương quan giữa “ăn” và “nói”
Riêng Tôi, có giải thích khác như sau:
a/. Từ “đọi”, có nghĩa là “bát, chén, đồ đựng bằng đất nung”; (nhưng Tôi có giải thích khác: Trong dân gian, từ “đọi”, có nghĩa là người hầu gái ăn ở trong nhà).
b/. Câu thành ngữ trên đã biểu thị được tương quan giữa “ăn” và “nói”; (nhưng Tôi có giải thích khác: Câu trên không là “thành ngữ”, mà là “tục ngữ” được đề cập đến việc không chấp nhất trong giao tiếp, được ví qua việc không chấp cái ăn của người hầu, không chấp lời nói của người vụng về lời nói).
Có câu tục ngữ: “Thương con thì thương bằng roi, thương con đọi thì thương bằng cơm“, nghĩa là thương con thì cho roi cho vọt, con mới nên người và thương kẻ tôi tớ thì cho họ cơm no hàng ngày.
Ok chưa các độc giả của Tôi!